Thể thao

Những cái “đầu tiên” của phụ nữ Việt Nam trong thể thao

“Giặc đến nhà/ Đàn bà cũng đánh”. Đã từ lâu, phụ nữ Việt Nam không chỉ gắn liền với những hình ảnh dịu hiền, tần tảo mà còn là đi cùng với sự mạnh mẽ, lòng quyết tâm và những điều mang sức mạnh “tưởng như không thể”. Phụ nữ Việt Nam trong thể thao chính là đại diện cho sức mạnh ấy, có thể nói rằng, trong thể thao, phụ nữ mới là phái mạnh.

Phụ nữ Việt Nam trong thể thao mang một loại sức mạnh vừa chắt chiu từ truyền thống dân tộc vừa là cái "tôi" đầy hoài bão của những cô gái hiện đại.
Phụ nữ Việt Nam trong thể thao mang một loại sức mạnh vừa chắt chiu từ truyền thống dân tộc vừa là cái “tôi” đầy hoài bão của những cô gái hiện đại.

Vũ Bích Hường – VĐV Việt Nam đầu tiên đạt HCV SEA Games

Vũ Bích Hường (sinh năm 1969) – cái tên đã đi vào lịch sử với tư cách là vận động viên điền kinh đầu tiên của Việt Nam đoạt huy chương vàng tại SEA Games. Chị từng đoạt huy chương vàng 100m rào tại Giải vô địch quốc gia năm 1992. Một năm sau, trong lần đầu tiên tham dự SEA Games, chị giành huy chương đồng.

Vũ Bích Hường - tấm gương đầu tiên của sự nỗ lực và tài năng của phụ nữ Việt Nam trong thể thao.
Vũ Bích Hường – tấm gương đầu tiên của sự nỗ lực và tài năng của phụ nữ Việt Nam trong thể thao.

Đỉnh cao của Vũ Bích Hường là SEA Games 1995 khi chị bất ngờ đánh bại Elma Muros của Philippines, người được coi là ”độc cô cầu bại” ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ, với thành tích 13 giây 69. Tấm huy chương vàng năm đó đưa điền kinh Việt Nam sang trang mới tại SEA Games.

Cuộc đời muôn vài sóng gió, nhưng chị chưa từng từ bỏ, nản lòng hay bi lụy.
Cuộc đời muôn vài sóng gió, nhưng chị chưa từng từ bỏ, nản lòng hay bi lụy.

Tấm huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại SEA Games lại được xác lập bởi một vận động viên nữ. Chị đã trở thành minh chứng hình ảnh người phụ nữ Việt bất khuất, nghị lực, kiên trung. Lần đầu tiên đem tới vinh quang cho thể thao nước nhà – khi ấy còn non trẻ và yếu kém, Vũ Bích Hường đã mở đường cho các cột mốc mới, các huy chương vàng rực rỡ tiếp theo.

Trần Hiếu Ngân – VĐV Việt Nam đầu tiên đạt HCV Olympic

Cái tên Trần Hiếu Ngân (1974) từng nổi lên như là “Nữ hoàng Taekwondo”, là niềm tự hào của Thể thao Việt Nam, mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới, khi cô gái quê Phú Yên giành huy chương Bạc (HCB) Olympic Sydney 2000, tấm huy chương đầu tiên của thể thao Việt Nam ở đấu trường Olympic.

Tuy chỉ đạt huy chương bạc nhưng Trần Hiếu Ngân là "mở màn" tốt đẹp cho Việt Nam tại một đấu trường lớn như Olympic.
Tuy chỉ đạt huy chương bạc nhưng Trần Hiếu Ngân là “mở màn” tốt đẹp cho Việt Nam tại một đấu trường lớn như Olympic.

Tại Olympic Sydney 2000, đoàn thể thao Việt Nam có 7 VĐV tham dự ở 4 môn, trong đó Taekwondo đóng góp hai VĐV là Trần Hiếu Ngân (dưới 57kg) và Nguyễn Thị Xuân Mai (48kg). Trong đó, Hiếu Ngân đã khiến tất cả phải ngỡ ngàng khi chị tiến một mạch tới trận chung kết.

Cô là cảm hứng cho những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao của các thế hệ sau này.
Cô là cảm hứng cho những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao của các thế hệ sau này.

Tuy nhiên, Hiếu Ngân lại thất bại 1-3 trước võ sĩ Hàn Quốc Jung Jae Eun. Tuy chỉ có được tấm HCB nhưng với TTVN đó chẳng khác nào “vàng mười”. Lần đầu tiên Việt Nam có huy chương ở một kỳ Olympic và không ngoa khi cho rằng thành tích của Hiếu Ngân là niềm cảm hứng cho thể thao nước ta vươn lên mạnh mẽ.

Nguyễn Thúy Hiền – VĐV Việt Nam đầu tiên giành HCV tại 1 giải vô địch thế giới

Năm 1993, Nguyễn Thúy Hiền (1979) chỉ vừa mới tròn 14 tuổi đã mang về chiếc huy chương vàng giải vô địch wushu thế giới đầu tiên cho Việt Nam. Đặc biệt, khi đó cô chỉ mới làm quen với wushu chưa đầy một năm.

Độ tuổi không ảnh hưởng tới tài năng và sự nỗ lực của những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao - Nguyễn Thúy Hiền chính là một ví dụ.
Độ tuổi không ảnh hưởng tới tài năng và sự nỗ lực của những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao – Nguyễn Thúy Hiền chính là một ví dụ.

Đây là kết quả hoàn toàn bất ngờ và đột phá, thậm chí, khi lên bục nhận Huy chương, BTC không có nhạc Quốc Ca vì… không nghĩ Việt Nam sẽ chiến thắng. Thầy trò Thúy Hiền khi ấy cùng nhau hướng nhìn lá Quốc kỳ được kéo lên ở vị trí cao nhất, hát Quốc ca không cần nhạc. Đem niềm tự hào thể thao Việt Nam thắp sáng rực rỡ nhất trên một đấu trường lớn của quốc tế.

Tới bây giờ, cô vẫn là niềm tự hào của thể thao Việt Nam.
Tới bây giờ, cô vẫn là niềm tự hào của thể thao Việt Nam.

Cô là minh chứng của những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao – không phân biệt độ tuổi, quê quán, kinh nghiệm, tất cả đều có thể làm nên điều phi thường.

Nguyễn Thị Ánh Viên – VĐV Việt Nam đầu tiên đạt 8 HCV trong 1 kỳ SEA Games

Kình ngư huyền Nguyễn Thị Ánh Viên – huyền thoại làng bơi của Việt Nam cũng kiến tạo “cái đầu tiên” đáng nể cho toàn quốc.

Huyền thoại bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên và nhiều lần xô đổ kỷ lục.
Huyền thoại bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên và nhiều lần xô đổ kỷ lục.

Tài năng của Ánh Viên bắt đầu khiến cả làng bơi phải chú ý từ nửa cuối năm 2011. Sau thời gian tập huấn cùng đội tuyển, nữ kình ngư người Cần Thơ đã giành được 10 Huy chương Vàng (HCV) trong 10 nội dung đăng ký thi đấu tại Giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc, 7 trong số đó là kỷ lục quốc gia.

Người phụ nữ Việt Nam trong thể thao gọi tên Ánh Viên như một "tượng đài" tài năng bậc nhất.
Người phụ nữ Việt Nam trong thể thao gọi tên Ánh Viên như một “tượng đài” tài năng bậc nhất.

Trong suốt sự nghiệp cống hiến cho thể thao nước nhà, cô gái sinh năm 1996 đã phá đổ nhiều kỷ lục: phá 2 kỷ lục khu vực Đông Nam Á, nữ vận động viên đầu tiên giành được tấm HCV môn bơi lội sau 54 năm (từ SEAP Games đầu tiên vào năm 1959), phá 8 kỷ lục của Đại hội SEA Games,… Ánh Viên chính là tượng đài của phụ nữ Việt Nam trong thể thao.

Nguyễn Thị Oanh – VĐV Việt Nam đầu tiên đạt 2 HCV liên tiếp trong 20 phút tại SEA Games 32

Nguyễn Thị Oanh (1995) là tay đua top đầu trên các đường chạy và chưa từng “trở về tay trắng” lần nào. Nữ VĐV thường tham gia phân môn chạy trong bộ môn điền kinh, các cự ly cô thường thi đấu là chạy 1.500 m, 5.000 m, vượt chướng ngại vật 3.000 m,… Cô là một trong những vận động viên điền kinh tiêu biểu của Việt Nam trong 10 năm (2013-2023) khi cô giành được 1 HCĐ Asiad; 1 HCV, 1 HCB Asian Beach Games và 12 HCV cá nhân ở SEA Games.

Nguyễn Thị Oanh sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn tại vùng núi phía Bắc, tuy nhiên, hoàn cảnh cuộc sống chưa từng vùi lấp được đam mê, nỗ lực và tài năng của cô.
Nguyễn Thị Oanh sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn tại vùng núi phía Bắc, tuy nhiên, hoàn cảnh cuộc sống chưa từng vùi lấp được đam mê, nỗ lực và tài năng của cô.

Với SEA Games 32, cô lập kỷ lục mới khi trở thành VĐV đầu tiên đạt 2 HCV liên tiếp trong 20 phút tại SEA Games 32. Nguyễn Thị Oanh cao gầy, rắn chắc là biểu tượng mới của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thể thao bùng nổ.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam – những người phụ nữ Việt Nam trong thể thao làm lên lịch sử

Mới đây, trước chiến thắng vang dội trong vòng chung kết, đánh bại đội tuyển Myanmar để tiến lên ngôi vương lần thứ 4 liên tiếp tại SEA Games 32, bóng đá nữ Việt nam lại lần nữa được vinh danh rực rỡ.

Nổi lên như một đội quân "bất khả chiến bại", nhiều lần mang vẻ vang về cho dân tộc, đội tuyển bóng đá nữ chính là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam trong thể thao.
Nổi lên như một đội quân “bất khả chiến bại”, nhiều lần mang vẻ vang về cho dân tộc, đội tuyển bóng đá nữ chính là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam trong thể thao.

Với chiến thắng này, đội tuyển nữ đã 8 lần vô địch SEA Games, 4 lần vô địch Đông Nam Á, lọt vào World cup 2023. “Hào quang rực rỡ” đích thực này là kết quả hoàn toàn xứng đáng của các cô gái đầy nghị lực và hoài bão của thể thao Việt Nam.

Back to top button